DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 34
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Đồng hành thiết thực của các Doanh nghiệp trong các hoạt động của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam

Mục tiêu phấn đấu thường xuyên và lâu dài của Hội là thu hút đông đảo các lực lượng xã hội trong đó có các Doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ một cách thiết thực, dưới nhiều hình thức vào các hoạt động cụ thể của Hội để tăng số vụ việc, thực hiện kịp thời giúp đỡ cho người dân.


      I. Tính chất của Hội   

Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những người làm công tác trợ giúp pháp lý miễn phí và những người tán thành Điều lệ Hội, ủng hộ các hoạt động của Hội về tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, nhóm yếu thế. Hiện tại, do mới được thành lập, Hội thực hiện các hoạt động hoàn toàn không thu phí. Về lâu dài, Hội có thể nghiên cứu để có hoạt động dịch vụ nhằm tự trang trải.

        II. Mục tiêu phấn đấu của Hội

        Mục tiêu phấn đấu thường xuyên và lâu dài của Hội là thu hút đông đảo các lực lượng xã hội trong đó có các Doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ một cách thiết thực, dưới nhiều hình thức vào các hoạt động cụ thể của Hội để tăng số vụ việc, thực hiện kịp thời giúp đỡ cho người dân như sau:

          1. Giải quyết các vụ việc, vướng mắc cụ thể cho  đói tượng về pháp lý, tư pháp.

        2. Bảo trợ tư pháp miễn phí cho đối tượng tại cơ quan Điều tra, viện Kiểm sát, Tòa án và đại diện tại các cơ quan, tổ chức ngoài Tòa án.

        3. Trợ giúp pháp lý lưu động tại địa bàn dân cư và khu lao động.

        4. Tham gia tư vấn pháp luật, lồng ghép hoạt động với các phiên tòa lưu động, các sinh hoạt tập thể cộng đồng đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật tiền tố tụng miễn phí cho các nhóm đối tượng.

        5. Các hoạt động truyền thông, giúp đỡ pháp lý tại cộng đồng và nâng cao năng lực thực thi các hoạt động nghiệp vụ về tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

        6. Phối hợp hoạt động nâng cao nhận thức về pháp luật, về bảo trợ tư pháp, công lý và bình đẳng trước pháp luật cho những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng và người dân, giúp họ tiếp cận với công lý để được hưởng sự công bằng trên thực tế.

        7. Nghiên cứu, góp ý, thẩm định, đề xuất cơ quan nhà nước sửa đổi bổ sung chính sách, pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật.

        8. Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao trình độ, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, củng cố tổ chức ngày càng vững mạnh, thực hiện vụ việc thực sự có kết quả và chất lượng.

        III. Đối tượng phục vụ của Hội

        Đối tượng phục vụ miễn phí của Hội là :

        1. Nhóm người nghèo, hộ nghèo, cận nghèo.

        2. Các đối tượng chính sách: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, thương binh, cựu chiến binh nghèo,….

        3. Nhóm yếu thế như: nạn nhân bị mua bán, nạn nhân bị bạo hành, người nhiễm HIV, người nhiễm chất độc Dioxine, người bị khuyết tật, nạn nhân các vụ bị oan sai, người bị sa thải lao động trái pháp luật,…..

        4. Các đối tượng có khó khăn khác như: người thuộc dân tộc thiểu số, người ở vùng cao, hải đảo, vùng khó khăn, người già cô đơn, người lao động di cư,….

        5. Nhóm trẻ em nghèo, trẻ em lang thang,…

        6. Người lao động Việt Nam bị thiệt hại ở nước ngoài và nhóm yếu thế khác.

          IV. Một số công việc đã làm được

          Trên cơ sở các căn cứ pháp lý của Hội như đã nêu, hơn một năm qua, Hội đã có những hoạt động thực tế, có kết quả sau đây :

          1. Đến nay, Hội đã thành lập được 06 Trung tâm thuộc Hội, hai Trung tâm đang hoạt động có hiệu quả thiết thực là :

          - Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sỹ (Marin) chuyên tư vấn chế độ chính sách, cung cấp thông tin và trợ giúp miễn phí trong việc tìm mộ liệt sĩ.

          - Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em.

Hội đang tích cực vận động và thu hút luật sư, tư vấn viên pháp luật để thành lập thêm 19 Trung tâm ở một số khu vực, nơi có nhiều bà con nghèo, cần hỗ trợ pháp luật cộng đồng, giải đáp vướng mắc pháp luật và tham gia tố tụng.

          2. Vừa qua Hội đã tổ chức các đoàn lưu động đi tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí tại 3 tỉnh: Thái Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình. Tại 3 tỉnh này, hàng nghìn cá nhân và gia đình đã đến gặp đoàn và được cung cấp thông tin và tư vấn pháp luật về tìm mộ liệt sĩ, giải quyết tranh chấp nhà cửa, đất đai, giải quyết chế độ chính sách đối với các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình người khuyết tật, người nhiễm chất độc Dioxine, những người già độc thân không nơi nương tựa.

          Nội dung đã tư vấn cho các đối tượng nêu trên tập trung ở các lĩnh vực sau:

          - Nhiều gia đình chỉ có giấy báo tử, không biết nơi hy sinh và tình trạng hy sinh của liệt sĩ, không biết hỏi ai và bắt đầu tư đâu, làm cách nào để có thể tìm được mộ của liệt sĩ.

          - Nhiều gia đình bị thất lạc các giấy tờ (do bão lũ, do di chuyển nơi ở,…) nên không được hưởng các chính sách đối với gia đình có công với cách mạng và gia đình liệt sĩ.

          - Nhiều người khuyết tật, người tuổi cao sức yếu nhưng chưa được hưởng chính sách của Nhà nước nên đời sống rất khó khăn, vất cả nhưng không biết phải đề nghị với ai và phải làm những thủ tục gì,…  Nhiều gia đình muốn có sổ đỏ trên mảnh đất đang ở, nhưng không biết các thủ tục và cách làm.

          Có thể nói qua các chuyến đi công tác lưu động ở 3 tỉnh nói trên, chúng tôi thấy việc tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo ở nước ta là việc làm cần thiết, hữu ích và rất cần được triển khai khẩn cấp với sự đóng góp chung của xã hội với Nhà nước.

          Nhưng từ một góc nhìn khác cũng thấy rằng dân không biết cách tự bảo vệ, tự đưa ra yêu cầu theo phương châm “con có khó mẹ mới cho bú” đã là rất khẩn thiết phải trợ giúp, tư vấn. Nhưng đã là người nghèo thì nghèo về mọi mặt, do đó chỉ tư vấn không thôi, chắc sẽ không có kết quả trên thực tế, vì bản thân họ đã không biết phải làm gì, không biết phải làm thế nào và không có tiền để đi các nơi mà kêu cầu. Chính vì vậy cần phải giúp họ. Muốn giúp họ phải có kinh phí, mà Hội lại thực hiện hoàn toàn miễn phí vì nhóm đối tượng quá nghèo và khó khăn nên Hội có nhiều khó khăn để thực hiện được mục tiêu nhân đâọ này.

                   V. Về các hình thức đồng hành và trợ giúp:

Doanh nghiệp có thể trợ giúp kinh phí bằng cách chuyển vào tài khoản của “Quỹ bảo trợ tư pháp” của Hội; Doanh nghiệp có thể đỡ đầu, tài trợ toàn bộ hay một phần kinh phí cho các hoạt động, các vụ việc cụ thể mà Hội hoặc các chi Hội, các Trung tâm của Hội thực hiện trên địa bàn cụ thể. Sự ủng hộ của các doanh nghiệp có thể bằng tiền hoặc hiện vật, trang thiết bị hoạt động. Doanh nghiệp có thể trực tiếp hỗ trợ, đỡ đầu cho việc triển khai một trong các nhóm nhiệm vụ của Hội (ví dụ: các hoạt động của Hội về truyền thông, tư vấn pháp luật phổ thông, tư vấn pháp luật tiền tố tụng, trợ giúp pháp lý) cho một nhóm đối tượng cụ thể (ví dụ: nhóm nghèo, nhóm cận nghèo, nhóm đối tượng người có công, nhóm thương binh, nhóm gia đình liệt sỹ, nhóm vụ việc bị oan sai, nhóm đối tượng bị chất độc da cam, nhóm khuyết tật, nhóm nạn nhân bị mua bán, nhóm nạn nhân bị bạo lực gia đình, nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc nhóm yếu thế khác). Doanh nghiệp có thể hỗ trợ theo nhóm vấn đề (ví dụ: chuyên về vụ án hình sự, hôn nhân- gia đình, lao động việc làm, môi trường, tiêu dùng,…); Doanh nghiệp lựa chọn hỗ trợ một địa bàn cụ thể (ví dụ: như một khu vực, một hoặc nhiều tỉnh, một nhóm huyện, đảo, miền núi,…); hoặc chỉ định và tài trợ cụ thể cho một hoặc một số lớp tập huấn, một số đợt lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở một số địa bàn,… Doanh nghiệp có thể chỉ định về đối tượng, về địa bàn, về vấn đề pháp luật,…mà doanh nghiệp có thể đồng hành và theo dõi kết qủa bảo trợ tư pháp miễn phí cùng Hội.

          Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam rất mong sự hưởng ứng và chung tay góp sức thiết thực và hiệu quả của các quý Doanh nghiệp trên các địa bàn trong công tác bảo trợ tư pháp miễn phí vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

                                                                                                    
                                                                                                                                           Phó chủ tịch
                                                                                                                     PGS.TS.Quách Đức Pháp

(Nguồn: hoibaotrotuphap)
CÁC TIN KHÁC:
Sự đồng hành của cơ quan truyền thông và báo chí trong bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam. (9/1/2013)
Tăng cường sự phối hợp chất lượng và hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật với Hội Bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Sự đồng hành của tổ chức luật sư với Hội Bảo trợ tư pháp trong công tác trợ giúp pháp lý (9/1/2013)
Hội nghị về phối hợp trong công tác Bảo trợ tư pháp (27/12/2012)
Quyết định thành lập trung tâm tư vấn cho người nghèo , người dân tộc và gia đình liệt sĩ khu vực MIền Trung-Tây nguyên (1/8/2012)
Thông báo về cuộc họp của hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (19/6/2012)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (25/11/2011)
Đại hội lần thứ nhất Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (4/10/2011)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design