DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 114
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022

Ngày 26/5/2017, tại Hà Nội, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) tổ chức Đại hội lần II để đánh giá lại kết quả hoạt động nhiệm kỳ I (2011-2016) và đề ra phương hướng nhiệm kỳ lần II (2017-2022).

Phát biểu tại đại hội, bà Tạ Thị Minh Lý - Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam cho biết, Hội được thành lập ngày 6/5/2011 theo quyết định số 1012/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Qua 5 năm hoạt động, Hội đã phát triển được một mạng lưới các Trung tâm ở nhiều địa phương (18 Trung tâm trực thuộc và 1 Hội địa phương tại 11 tỉnh, thành phố) trên địa bàn cả nước. Hội đã tiếp nhận, giải quyết trên 5500 vụ việc tư vấn pháp luật và trên 320 vụ đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

TS. Tạ Thị Minh Lý phát biểu khai mạc Đại hội lần 2

Từ khi thành lập đến nay, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam luôn được các cấp chính quyền, các cơ quan từ Trung ương đến địa phương quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nên đã phát triển được mạng lưới các đơn vị trải dài tại nhiều địa phương. Hội được nhân dân và cán bộ ở các địa bàn tin tưởng, là một địa chỉ tin cậy về trợ giúp pháp luật miễn phí cho mọi người, đặc biệt là những đối tượng chính sách, người nghèo, người có công và những nhóm yếu thế trong xã hội. Hội cũng được nhiều tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các cơ quan truyền thông, báo chí, các nhà tài trợ quan tâm, ủng hộ, tin tưởng và tạo điều kiện để Hội ngày càng phát triển cả về tổ chức, chuyên môn, nghiệp vụ.

Qua 5 năm tổ chức, hoạt động, hiện nay Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam có trên 650 hội viên và trên 800 cộng tác viên tại các Đoàn Luật sư, các Sở tư pháp, các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là Trợ giúp viên pháp lý tại các Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước ở các địa phương như: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Giang, Gia Lai, Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh, Sơn La, Lào Cai, Thái Bình, Điện Biên, Lai Châu, Hải Phòng... Trong nhiệm kỳ 2011-2016, Hội đã tham gia đại diện, bào chữa; tư vấn pháp luật tiền tố tụng và tư vấn pháp luật phổ thông cho hàng nghìn người; tham gia truyền thông, hỗ trợ pháp luật cộng đồng; bảo trợ tư pháp; tổ chức hội thảo; tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật; hoạt động tham vấn tại địa phương. Hiện tại, Hội đã đặt mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, cơ quan báo chí và các Hội nghề nghiệp- xã hội… để tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến bảo trợ tư pháp cho người nghèo, nghiên cứu khoa học, tư vấn pháp luật có liên quan

Đối với hoạt động hợp tác quốc tế, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác với một số tổ chức quốc tế thông qua việc ký kết hợp tác chuyên gia và tham gia các hoạt động Dự án, nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm, hoàn thiện pháp luật về đất đai, lao động, an toàn giao thông, lao động di cư như: Oxfam Novib, UNAids, UNWomen, UNODC, ILO, JPP, JIFF, GFCD, UPF, GIG, WHO... Hội đã tổ chức thực hiện nhiều dự án một cách có hiệu quả như: Dự án “Nâng cao nhận thức pháp luật và mở rộng cơ hội được giúp đỡ pháp lỷ miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiếu sổ và nhóm yếu thế khác”;  “Nghiên cứu cơ chế giải quyết khiếu nại của người lao động nước ngoài”; “Tăng cường cưỡng chế thực hiện quy định vể đội mũ bảo hiểm xe máy cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên tại Việt Nam”; “Xây dựng và vận hành Trung tâm tư vấn pháp luật và vận động chính sách”; “Hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho nạn nhân bị mua bán hoặc thông qua sinh hoạt Câu lạc bộ tại cộng đồng”… Toàn bộ kinh phí dự án đều được chi cho các hoạt động của từng dự án và đã được kiểm toán từ các nhà tài trợ theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.

Quang cảnh Đại hội lần II Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam.

Tại Đại hội lần II, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam đã bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ 2017-2022 và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho toàn nhiệm kỳ. Các nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ mới, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tập trung kiện toàn tổ chức, tăng cường hoạt động chuyên môn, đẩy mạnh truyền thông, mở rộng hợp tác quốc tế phấn đấu xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp, phát huy đầy đủ vị trí, vai trò để phấn đấu trở thành lực lượng nòng cốt trong hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giúp đỡ mọi người tiếp cận pháp luật, nhất là các đối tượng yếu thế như người nghèo và các đối tượng chính sách...

Do Hội hoạt động trên cơ sở tự quản, tự trang trải nhằm tăng cường năng lực, tính trách nhiệm của hội viên, nâng cao năng lực bảo trợ tư pháp cho người nghèo và khả năng hỗ trợ pháp luật cộng đồng, góp phần bảo đảm công lý, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hướng tới tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ bảo trợ tư pháp miễn phí, mang tính từ thiện, nhân đạo cho cá nhân công dân và cộng đồng, vì vậy, Hội rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự tham gia, ủng hộ đông đảo của giới Luật sư, các chuyên gia pháp luật, các tổ chức, cá nhân ở nhiều lĩnh vực.

Hi vọng rằng, sang nhiệm kỳ mới Ban chấp hành mới sẽ có sự phát triển vững mạnh, chuyên nghiệp đóng góp thiết thực vào công việc bảo trợ tư pháp cho người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội ở Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân./.

 

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Lễ ra mắt Trung tâm tư vấn pháp luật & bảo trợ tư pháp cho người nghèo và người dân tộc thiểu số Sơn La (21/11/2013)
Tăng cường cưỡng chế thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm xe máy cho trẻ em tại Việt Nam (13/11/2013)
Những kỷ vật xoa dịu nỗi đau (17/10/2013)
Hải Phòng: 400 thân nhân có cơ hội tìm được mộ liệt sỹ (17/10/2013)
Khởi động hành trình cung cấp thông tin liệt sĩ tại Hà Nội (17/10/2013)
Hải phòng; Trợ giúp pháp lý, khớp nối thông tin cho nhân thân liệt sỹ (17/10/2013)
Lễ ra mắt Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người nghèo tại TP. Hồ Chí Minh (25/7/2013)
Góp ý văn bản (25/6/2013)
Tập huấn về kỹ năng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em (17/5/2013)
Trợ giúp pháp lý lưu động tại Thanh Trì, Hoài Đức - Hà Nội (1/4/2013)
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (31/3/2013)
Lễ ra mắt trung tâm tư vấn pháp luật tỉnh Hòa Bình (25/1/2013)
Hội bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam – Nhìn lại kết quả sau một năm đi vào hoạt động và phương hướng hoạt động năm tới (23/1/2013)
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về phối hợp trong công tác bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Hội Bảo trợ tư pháp luôn đồng hành cùng người dân (9/1/2013)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design