DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 28
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP


I. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi gồm các
giấy tờ sau:

1) 
Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;

2) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế
như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;

3) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin
nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi
người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế
bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con
nuôi theo quy định nước đó;

4) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi
do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường
trú cấp;

5) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin
nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp
chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ
sức khỏe, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;

6) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi,
chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;

7) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận
hồ sơ;

8) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong
trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;

9) Người xin nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài mà
nước đó chưa ký hiệp định con nuôi với Việt Nam thì phải có giấy tờ phù hợp do
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để
chứng minh nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp hợp sau đây:

a) Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 thang trở
lên;

b) Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;

c) Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi
hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con
nuôi.

(Quy định tại điều 41 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).

Hồ sơ được lập thành 02 bộ và nộp cho Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp Việt Nam, số 58
- 60 Trần Phú, Hà Nội.

Mức lệ phí: 1.000.000 đồng.

II. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây:

1) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;

2) Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người có quyền
sau đây:

- Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện
đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp
trẻ em còn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho
con làm con nuôi, trừ trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có cha, mẹ là người
mất năng lực hành vi dân sự hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được
thành lập hợp pháp, cha, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho
con làm con nuôi;

- Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi.
Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ
cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết
hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người
giám hộ của trẻ em đó;

- Đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của
trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi). 

3) Giấy xác nhận của Tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình
trạng sức khỏe của trẻ em;

4) Hai ảnh màu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.

(Quy định tại Điều 44 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).

Hồ sơ lập thành 04 bộ và nộp cho Sở Tư pháp Thành phố (số 141–143 Pasteur, quận
3, TP. Hồ Chí Minh).

Ghi chú:

1) Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp,
ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có
quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi
dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc
một trong các trường hợp sau đây:

- Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện
trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan
công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi
sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;

- Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy
chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;

- Đối với trẻ em có cha. mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản
sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố cha, mẹ
đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.

2) Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định nêu
trên, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy
đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng
trẻ em.

3) Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hóa học,
nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y
tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có
liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự thì phải có bản sao được
công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố trẻ em đó mất
năng lực hành vi dân sự.

4) Các văn kiện bằng tiếng nước ngoài phải nộp 01 bản chính, kèm bản dịch
ra tiếng Việt có xác nhận chứng thực theo quy định.

- Văn kiện được cấp từ nước ngoài do cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp
pháp hóa.

- Văn kiện được cấp từ các cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú
đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ
Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa.

- Trường hợp văn kiện được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được
hợp pháp hóa, thì văn kiện này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ
đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó Bộ Ngoại giao Biệt Nam ủy nhiệm hợp
pháp

(Nguồn: Suu tam)
CÁC TIN KHÁC:
Thủ tục đăng ký lại việc kết hôn - yếu tố nước ngoài (13/9/2011)
Thủ tục đăng kí khai tử (13/9/2011)
Hướng dẫn cấp lại bản chính giấy khai sinh (13/9/2011)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design