DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 100
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hội bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam – Nhìn lại kết quả sau một năm đi vào hoạt động và phương hướng hoạt động năm tới

Sau một năm tổ chức thực hiện đi vào hoạt động - một quãng thời gian chưa dài, song Hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm tiền đề cho việc phát triển Hội một cách toàn diện cả về vị trí pháp lý và cơ cấu tổ chức.


Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1012/QĐ-BNV ngày 06/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trên cơ sở Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày 26/ 11/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định. Sau Đại hội lần thứ I (ngày 30/7/2010), Hội đã tiến hành hoàn thiện Điều lệ và ngày 06/10/2011, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1764/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam. Theo Quyết định này, Hội là tổ chức xã hội- nghề nghiệp của Trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên và những người ủng hộ TGPL; Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, tự quản, tự trang trải, tự chịu trách nhiệm về hoạt động bảo trợ tư pháp của Hội và các hoạt động khác có liên quan theo quy định tại Điều lệ Hội và của pháp luật.

Sau một năm tổ chức thực hiện đi vào hoạt động - một quãng thời gian chưa dài, song Hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm tiền đề cho việc phát triển  Hội một cách toàn diện cả về vị trí pháp lý và cơ cấu tổ chức. Những kết quả mà Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam đã đạt được trong năm qua có thể khái quát trên một số nội dung cụ thể sau đây:

Về cơ cấu, tổ chức Hội: Tổ chức của Hội gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội, Ban Kiểm tra Hội, Hội đồng cố vấn, Hội đồng bảo trợ, Văn phòng và các Ban chuyên môn, các Chi hội và các đơn vị, tổ chức thuộc Hội có tư cách pháp nhân.

Trung ương Hội: Gồm có: Lãnh đạo Hội (gồm Chủ tịch Hội (TS. Tạ Thị Minh Lý), 04 Phó Chủ tịch Hội, 01 Tổng thư ký Hội và 08 đồng chí trong Thường trực); Văn phòng Hội (gồm 01 Chánh văn phòng, 01 Phó Chánh Văn phòng, 03 cán bộ nghiệp vụ, 02 cán bộ đối ngoại, 02 nhân viên phụ trách hoạt động thông tin, trang Web, 01 kế toán, 01  văn thư, 01 thủ quỹ); Cộng tác viên tại các Đoàn Luật sư và các Trung tâm TGPL nhà nước tại các tỉnh: Hòa Bình, Gia Lai, Bình Dương, Khánh Hòa, TP. HCM…

Tại địa phương: Tại một số địa phương đã tiến hành các thủ tục thành lập Hội, riêng Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội lần I của Hội; Hội cũng thành lập một số đơn vị tại các khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, miền Nam- các đơn vị này sẽ làm nòng cốt cho việc chuẩn bị hình thành Chi Hội ở cấp tỉnh.

Các đơn vị, Trung tâm thuộc Hội: Hiện tại, Trung ương Hội cũng thành lập một số trung tâm TVPL và TGPL là đơn vị thuộc Trung ương Hội tại Hà Nội cho các nhóm đối tượng: người nghèo, người có công, gia đình liệt sỹ, phụ nữ và trẻ em… một số Trung tâm thuộc Hội đã đi vào hoạt động, đã công bố công khai danh sách Trung tâm

Về việt hoạt động kiện toàn tổ chức bộ máy Hộihướng dẫn thành lập các Hội ở địa phương

Hội đã xây dựng Kế hoạch hoạt động chi tiết năm 2012 và định hướng đến năm 2016; trên cơ sở đó, Hội đã hoàn thành được một số nhiệm vụ ban đầu như sau:

Thứ nhất, xác định khâu tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng Hội nên Hội đã tập trung kiện toàn công tác tổ chức Hội: Hội đã xây dựng và đang hoàn thiện các quy chế tổ chức Hội, bao gồm: Quy chế Ban Chấp hành Hội; quy chế hoạt động nội bộ của Hội (Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban kiểm tra, Văn phòng Hội) phù hợp với Điều lệ và pháp luật về Hội; ban hành các quy định về lệ phí và biểu phí và một số quy định nội bộ, Quy chế hoạt động của các Trung tâm;

Thứ hai, về công tác Đảng đoàn, Hội đã hoàn thiện Đề án và được cấp ủy Đảng có thẩm quyền- Quận ủy Ba Đình thành lập Chi bộ Hội, tổ chức ra mắt và sinh hoạt theo Điều lệ Đảng; hoàn thành thủ tục gửi Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin gia nhập thành viên Mặt trận;

Thứ ba, về việc kiện toàn tổ chức, Hội đã thành lập được các đơn vị trực thuộc Hội:

- Hội đã thành lập các Ban chuyên môn trực thuộc Trung ương Hội (Nghiệp vụ, Tài chính, Đối ngoại, Bồi dưỡng nghiệp vụ, Truyền thông, Kiểm tra…);

- Hội đã thành lập được 08 Trung tâm Tư vấn pháp luật và Trợ giúp pháp lý trực thuộc Hội, trong đó chú trọng về các nhóm đối tượng đặc thù để có chuyên sâu và trọng tâm, đồng thời, công khai về nhóm đối tượng để các đơn vị hỗ trợ nhau trong nghiệp vụ.

- Tổ chức xây dựng và hoàn thiện các quy định và khung mẫu văn bản hướng dẫn các hoạt động hành chính của Hội (mẫu văn bản, tài liệu và sách,…), hướng dẫn về quy trình thực hiện nghiệp vụ; quy định chuẩn về đại diện bào chữa và bảo vệ quyền lợi, về tham gia hoà giải tại các Trung tâm và đơn vị thuộc Hội, hội viên của Hội theo quy định của Điều lệ;

Hội đã hướng dẫn các địa phương: Hà Nội, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Giang, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu,… thành lập Ban vận động và xây dựng Đề án thành lập Hội ở địa phương hoặc đơn vị thuộc Trung ương Hội;

- Hướng dẫn các đơn vị đã lập xong Ban vận động tiếp tục xây dựng Điều lệ và làm thủ tục thành lập Hội theo quy định của pháp luật;

 - Hướng dẫn việc phối hợp giữa các Văn phòng Trung ương Hội với các Trung tâm và tổ chức thuộc Hội của địa phương.

Về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Hội:

Xác định mục tiêu chính của Hội là thực hiện Bảo trợ tư pháp miễn phí cho người nghèo, nhóm yếu thế tại Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng và đại diện ngoài Tòa án góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh, công bằng và bình đẳng của pháp luật, tính khách quan và độc lập của Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng; trợ giúp pháp lý cộng đồng các hoạt động tại cơ sở, địa bàn dân cư và khu lao động,…;

Tăng cường nhận thức về bảo trợ tư pháp, công lý và bình đẳng trước pháp luật của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và người dân,…góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các tiêu chuẩn quốc tế trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vì vậy, năm 2012  Hội đã triển khai các hoạt động nghiệp vụ cụ thể như sau:

Thứ nhất, thực hiện bảo trợ tư pháp thông qua việc tham gia đại diện, bào chữa và bảo vệ quyền lợi miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm đối tượng yếu thế được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; tư vấn pháp luật tiền tố tụng và tư vấn pháp luật phổ thông; tham gia truyền thông, hỗ trợ pháp luật cộng đồng theo quy định của pháp luật;

Hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các nhóm đối tượng: gia đình chính sách, gia đình liệt sỹ, phụ nữ và trẻ em, người nông dân… đã được triển khai thực hiện tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật và TGPL cho người nghèo thuộc Hội.

Báo cáo của Trung tâm tư vấn Pháp luật cho gia đình liệt sỹ, Trung tâm đã tư vấn và trợ giúp cho hàng nghìn gia đình thân nhân liệt sĩ, trung bình 50 – 60 vụ/tháng được tư vấn thông tin; tư vấn về chính sách; tư vấn giải quyết vụ việc và đại diện giải quyết tranh chấp liên quan. 100%  gia đình thân nhân liệt sĩ có yêu cầu được tư vấn, nắm được thông tin về liệt sĩ và hiểu rõ trình tự, thủ tục các quy định pháp luật và chính sách Nhà nước có liên quan. Trong 3 tháng cuối năm 2012, Trung tâm đã thực hiện được 157 vụ việc, trong đó hơn 50 trường hợp tư vấn và hỗ trợ về chính sách đối với thân nhân liệt sỹ.

Trung tâm TVPL và TGPL cho phụ nữ và trẻ em đã tư vấn, tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho nhiều phụ nữ nghèo, lao động nữ di cư nước ngoài bị mất tích, nạn nhân của bạo lực gia đình… Trong 3 tháng cuối năm 2012, Trung tâm đã tư vấn cho 15 vụ và bảo vệ quyền lợi cho 17 vụ, trong đó: 3 vụ việc thuộc lĩnh vực hôn nhân- gia đình, 4 vụ việc giải quyết tranh chấp dân sự, 2 vụ việc bảo vệ quyền lợi người có công, 5 vụ tranh chấp về đất đai, 3 vụ tranh chấp về quyền lợi lao động … Trung tâm tổ chức trợ giúp lao động cho 35 người

Các Trung tâm Tư vấn Pháp luật và TGPL cho nông dân và người có công, cho đồng bào dân tộc thiểu số,… cũng đã tiếp nhận đối tượng và thụ lý vụ việc đồng thời với công tác kiện toàn tổ chức, nhân sự của Trung tâm.

Thứ hai, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức nghề nghiệp khác tại cộng đồng trong việc giải quyết các vụ việc tố tụng, đại diện ngoài tố tụng;

Hội đã tổ chức các buổi tọa đàm với các Sở Tư pháp tỉnh/thành phố, Chủ nhiệm các Đoàn Luật sư và Giám đốc các Trung tâm TGPL nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh để thảo luận và đề xuất những hoạt động phối hợp trong công tác bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tại 63 tỉnh/thành phố. Trong thời gian tới, các cơ quan và các tổ chức nghề nghiệp và tổ chức cộng đồng sẽ phối hợp với hoạt động của Hội để bảo vệ quyền và lợi ích cho người nghèo và các nhóm đối tượng được bảo trợ tư pháp, góp phần giải quyết những vụ việc, tranh chấp tại cộng đồng, bảo vệ và giữ gìn trật tự, an ninh xã hội tại địa phương.

Thứ ba, tổ chức nói chuyện, sinh hoạt pháp luật vào ngày nghỉ, buổi tối, lồng ghép với phiên tòa lưu động các sinh hoạt tập thể tại cộng đồng: Trong năm 2012, các Trung tâm thuộc Hội đã tổ chức tư vấn pháp luật và lồng ghép hoạt động sinh hoạt cộng đồng (Hội đã tổ chức được 2 đợt trợ giúp pháp lý lưu động tại xóm Trăng, xã Do Nhân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình và Hà Nội). Tại 02 đợt TGPL lưu động, trên 120 vụ việc đã được tư vấn pháp luật và hỗ trợ về thủ tục, trình tự thực hiện. Tại các đợt lưu động này, Sở Tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ cùng với Hội trong giải quyết vụ việc trong và sau lưu động. Trung tâm Marin đã tổ chức lưu động tại Thái Bình, Thanh Hóa và ở 02 địa bàn cấp huyện của Thanh Hóa để giải đáp chính sách cho gia đình liệt sỹ và cung cấp thông tin về liệt sỹ.

Thứ tư, thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật tiền tố tụng miễn phí, giảm phí cho người nghèo và các đối tượng được trợ giúp pháp lý; Hội đã tiếp nhận và tham gia tố tụng cho bị can và người bị hại trong một số vụ về hình sự và dân sự, chuyển yêu cầu cho luật sư một số vụ của người dân không thuộc diện nghèo.

Thứ năm, tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật: Chủ tịch Hội và các Trung tâm thuộc Hội đã tham gia và góp ý xây dựng Dự thảo Luật đất đai, Bộ luật Lao động và một số văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, đánh giá tác động luật.

Thứ sáu, nghiên cứu khoa học về các vấn đề về bảo trợ tư pháp, tư vấn pháp luật cho người nghèo và các đối tượng gặp nhiều khó khăn: phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán ra nước ngoài, người lao động di cư, nạn nhân của bạo lực gia đình, người sống chung với HIV, vấn đề môi trường, vấn đề quyền tiếp cận tư pháp, kết hôn của người đồng tính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân bị bạo hành tình dục,…

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đã đạt được Hội còn triển khai và thực hiện được một số các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác như tham gia góp ý và hỗ trợ kỹ thuật, tham gia giảng dạy, tập huấn cùng các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong các hoạt động bình đẳng giới, lao động di cư, HIV,… cho Thẩm phán hai khu vực Bắc Nam, thu hút cộng tác viên xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng dân cư phát triển và ổn định.

Về hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Nhằm tăng cường năng lực hội viên và năng lực cung cấp dịch vụ chuyên môn cho các đối tượng được bảo trợ tư pháp, Hội đã xác định việc tăng cường năng lực cho Hội viên là vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng bảo trợ tư pháp cho thành viên, cho Cộng tác viên và Hội viên nhằm bảo vệ quyền lợi của người nghèo và các đối tượng yếu thế ở địa bàn Hà Nội và một số khu vực luân được Hội quan tâm. Đồng thời, Hội cũng xác định rõ  việc chia sẻ nguồn lực và tập trung thời gian để hỗ trợ một số địa phương trong các hoạt động nâng cao trình độ, kiến thức nghề nghiệp, phát triển kỹ năng của hội viên trong hoạt động nghề nghiệp, động viên tinh thần hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết những vấn đề còn vướng mắc trong hoạt động bảo trợ tư pháp.

Kết quả đã đạt được: Năm 2012 Hội tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng bảo trợ tư pháp; tổ chức 02 hội nghị chuyên đề về bảo vệ quyền và lợi ích lao động di cư và về bảo vệ nạn nhân bị bạo lực gia đình; tổ chức thành công một số tọa đàm về phối hợp truyền thông, phối hợp với các tổ chức Luật sư, phối hợp với các Trung tâm của Nhà nước, phương pháp huy động và vận động tài trợ, xây dựng tài liệu tập huấn…Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội tham gia giảng cho một số lớp tập huấn của các ngành và địa phương.

Về hoạt động thông tin, truyền thông về bảo trợ tư pháp

 Với mục tiêu tăng cường nhận thức cho các đối tượng là người nghèo, nhóm yếu thế, cũng như những cán bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng và nhân dân biết về bảo trợ tư pháp, về vai trò của Hội, về quyền và nghĩa vụ hội viên để người dân có thể yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Trên cơ sở Kế hoạch, Hội đã thực hiện một số hoạt động và đạt được kết quả như sau:

Thứ nhất, về giới thiệu hoạt động Hội:

(i)  Hội đã hoàn thiện cuốn giới thiệu về tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội (tháng 3/2012); giới thiệu về Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; tổ chức và hoạt động của Trung ương Hội và các Hội ở cấp tỉnh…;

(ii) Trong tháng 7/2012: Hội tổ chức truyền thông tại Hội nghị ra mắt Ban Chấp hành trung ương Hội, thông báo và triển khai Kế hoạch hoạt động giai đoạn 2012-2016.

(iii) Tổ chức truyền thông, phổ biến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho người nghèo và các đối tượng trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật thông qua hình thức lưu động theo điều kiện, khả năng cho phép của Hội;

(iv) Tháng 12/2012, Hội tổ chức thành công “Hội nghị phối hợp trong công tác bảo trợ tư pháp” tại thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức 03 tọa đàm về phối hợp công tác trong bảo trợ tư pháp với cơ quan nhà nước, với luật sư và với các cơ quan báo chí, truyền thông.

Thứ hai, tài liệu thông tin, truyền thông:

- Hội đã xây dựng và ấn hành 02 tờ gấp (1000 x 2) giới thiệu về Hội, các hoạt động bảo trợ tư pháp và về các quyền và nghĩa vụ của các đối tượng được bảo trợ tư pháp. Nội dung và những loại vụ việc được hỗ trợ và bảo vệ…

-  Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về tổ chức và hoạt động của Hội trên một số báo. Hiện nay, Hội đang tiến hành thủ tục xin phép biên tập và phát hành Báo “Dân sinh và Pháp luật” và Tạp chí “Vì người nghèo” của Hội. Đây là cơ quan ngôn luận, thông tin, nghiên cứu của Hội để phổ biến hoạt động của Hội, thông tin pháp luật và hỗ trợ giải quyết vụ việc bảo trợ tư pháp của Hội, tổ chức nghiên cứu và tạo diễn đàn cho đối tượng, hội viên và đọc giả,….

- Xây dựng và điều hành Website http://www.hoibaotrotuphap.com của Hội để kịp thời thong tin về các hoạt động Hội.

Về công tác phối hợp và hợp tác quốc tế

Để tăng cường các hoạt động phối hợp, cộng tác, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ thiết thực cho các hoạt động chuyên môn của Hội, Văn phòng Trung ương Hội đã tiến hành nhiều hoạt động vận động, thu hút sự đóng góp và tài trợ cho Hội và các chi hội ở địa phương. Sự hỗ trợ và động viên của các cá nhân và tổ chức đã tích cực góp phần tăng cường các nguồn lực cho Hội để từng bước hoạt động giúp đỡ pháp luật của Hội đáp ứng đủ và có chất lượng nhu cầu của đối tượng. Qua hoạt động hợp tác quốc tế, Hội có cơ hội tiếp cận kinh nghiệm tiến bộ của các nước, mở rộng quan hệ hợp tác với các hội và tổ chức khoa học công nghệ, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước theo quy định pháp luật để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn của Hội theo chuẩn quốc tế.

Trong công tác phối hợp: Thời gian qua Hội đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong nước, Hội đã giao lưu và phối hợp với các đơn vị và tổ chức trong nước có các hoạt động cộng đồng để tăng cường hỗ trợ, phối hợp trong chuyển tuyến và bảo vệ quyền lợi cho người nghèo và các nhóm đối tượng khó khăn khác tại địa phương; chia sẻcộng tác tổ chức trong các hoạt động truyền thông, hội thảo nâng cao năng lực và kiến thức pháp luật và các hoạt động chuyên môn hướng tới bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi họ cần được bảo trợ tư pháp; Hội đã có các đợt gặp mặt, họp về kế hoạch hợp tác bước đầu với các hội chuyên ngành, các đoàn luật sư tại các tỉnh/ thành phố trong toàn quốc và các cơ quan, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến bảo trợ tư pháp cho người nghèo, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các tổ chức đào tạo về trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật có liên quan.

Đối với hoạt động hợp tác quốc tế: Hội đã vận động và tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam để hỗ trợ dịch vụ pháp lý và TGPL cho người nghèo và các nhóm đối tượng khó khăn khác: như tổ chức Oxfam Novib, Quỹ Jiff,, UNAIDS…; tổ chức các hoạt động truyền thông, thu hút sự hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ theo nhiều hình thức. Tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án: “Nâng cao nhận thức pháp luật và mở rộng cơ hội được giúp đỡ pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiếu số và nhóm yếu thế khác” từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013 với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam Novib.

 

Nhìn chung mới năm đầu hoạt động, Hội còn rất mới mẻ, ít hội viên và nguồn lực, nhiều khó khăn nhưng Hội đã xây dựng Kế hoạch, nỗ lực xác định cụ thể Kế hoạch với từng hoạt động có lộ trình và bước đi phù hợp; qua đó đã đạt được một số kết quả ban đầu trong công tác bảo trợ tư pháp miễn phí cho người nghèo. Đặc biệt, sự tham dự và chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị trong Hội nghị phối hợp công tác đã động viên và khích lệ Hội rất nhiều trong việc định hướng và yên tâm phát triển công tác của Hội.

Hội đã thiết thực tiếp cận thực tiễn thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, Hội cũng tổ chức các đợt khảo sát nhằm nắm bắt nhu cầu tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với từng địa bàn cụ thể (Hà Nội và Hòa Bình). Những buổi khảo sát thực tế đã mang lại cho Hội cái nhìn toàn diện hơn về những khó khăn, vướng mắc của người dân khi tiếp cận các dịch vụ tư vấn và TGPL tại địa phương, qua đó điều chỉnh kế hoạch hành động và kêu gọi sự phối hợp, tình nguyện hỗ trợ, áp dụng các giải pháp khắc phục vướng mắc phù hợp và hiệu quả hơn.

Công tác kiện toàn tổ chức, phối hợp, truyền thông, nghiệp vụ và hợp tác quốc tế được tiến hành đồng bộ đã đem lại kết quả tốt, khuyến khích và động viên cán bộ Hội yên tâm công tác và thu hút được nhiều người giỏi, tâm huyết và có phẩm chất đạo đức tốt.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhưng Hội còn gặp phải những tồn tại, hạn chế nhất định như do mới thành lập nên Hội còn thiếu thốn nhiều mặt đặc biệt là kinh phí hoạt động; trang thiết bị còn nghèo nàn (hiện nay Văn phòng Trung ương Hội mới có 02 máy vi tính bàn có nối mạng internet; 01 máy photo copy; đã thực hiện việc lắp điện thoại cố định. Các nhân viên văn phòng và thành viên Hội phải sử dụng máy tính xách tay cá nhân của mình đi để làm việc và nỗ lực hỗ trợ cơ sở vật chất để Hội hoạt động); Kinh phí để hỗ trợ cho các Trung tâm ở địa phương thành lập còn hạn chế…

Để phát huy những kết quả đã đạt được thời gian tới Hội cũng có những kiến nghị, đề xuất nhất định để hoạt động của Hội đạt hiệu quả tốt hơn. Cụ thể như: thời gian tới, Hội rất mong lãnh đạo Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp tiếp tục ủng hộ và chỉ đạo các Sở Nội vụ, Sở Tư pháp tại các tỉnh/thành phố trong cả nước (i) hỗ trợ, tạo điều kiện và hợp tác với Hội trong việc tổ chức thành lập các Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo tại tỉnh và trung tâm TVPL và TGPL cho người nghèo thuộc Hội; (ii) phối hợp và hỗ trợ các hoạt động truyền thông và bảo vệ quyền lợi cho người nghèo và các đối tượng được bảo trợ tư pháp tại 63 tỉnh/ thành phố trên cả nước; (iii) ủng hộ hoạt động hợp tác và các dự án được triển khai tại địa bàn.

Hội là đơn vị mới thành lập nhưng các hoạt động của Hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tác động tích cực của Hội trong việc bảo đảm các quyền và lợi ích cho người nghèo, các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Trên cơ sở phát huy những điểm tích cực, kịp thời khắc phục những hạn chế, khó khăn, Hội đề ra mục tiêu hoạt động năm 2013 với nhứng nội dung cơ bản như sau: 

Về kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực Hội

Tiếp tục nhận thức rõ công tác xây dựng Hội là điều kiện quan trọng để phát triển, nên Hội vẫn cần ưu tiên tập trung kiện toàn tổ chức và năng lực làm việc của hội viên của Hội trong năm 2013. Hoạt động tăng cường năng lực của Hội vẫn luôn được chú trọng và đề cao trong kế hoạch, cụ thể:

  Hội tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng và hoàn thiện các quy chế tổ chức, quản lý hoạt động Hội và các Trung tâm trực thuộc Hội, tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên, cộng tác viên và các Trung tâm thuộc Hội.

 Tổ chức tại một số địa phương các hoạt động khảo sát, đánh giá nhu cầu và yêu cầu trợ giúp pháp lý cho các nhóm yêu thế, bao gồm: người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, lao động di cư, lao động giúp việc, nông dân, phụ nữ và trẻ em gái, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của dioxin, người đồng tính, nạn nhân bạo lực tình dục,  ..., tổ chức lưu động, các buổi tọa đàm, phối hợp với các địa phương nhằm tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các Trung tâm tại địa phương.

            Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động và hướng dẫn hoạt động của các Trung tâm thuộc Hội, thúc đẩy các hoạt động phối hợp với các Trung tâm TGPL nhà nước, các Văn phòng luật sư, Hội nông dân, Hội phụ nữ, các đơn vị, tổ chức cộng đồng đang hoạt động tại địa phương;

            Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược phát triển của Hội đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2020. Tiếp tục triển khai và hoàn thiện quy trình giám sát, báo cáo và đánh giá triển khai hoạt động dự án theo các kỳ 3 tháng, 6 tháng và kết thúc năm tài chính;

            Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các hội viên, chuyên gia, cộng tác viên trợ giúp pháp lý; Xây dựng sách bỏ túi, cẩm nang và tài liệu hướng dẫn đối với các vấn đề mà hội viên và các Trung tâm có nhiều vướng mắc,…

Về hoạt động nghiệp vụ chuyên môn

 Hoạt động nghiệp vụ của Hội trên toàn quốc:Tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về một số nhóm đối tượng đặc thù và trên cơ sở đó tổ chức các tọa đàm tại các địa phương liên quan đến các nhóm đối tượng, các hình thức TGPL các lĩnh vực pháp luật mà người dân có nhiều vướng mắc; Tiếp tục phối hợp với các địa phương để hỗ trợ giải quyết các vụ việc phức tạp mà các đơn vị ở địa phương yêu cầu; qua đó chia sẻ kinh nghiệm cho các địa phương khác và các Trung tâm; Tổ chức một số khảo sát kết hợp với đánh giá hoạt động nghiệp vụ của đơn vị, Trung tâm mới đi vào hoạt động thông qua các cơ quan chức năng và đối tượng hưởng lợi.

          Hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các nhóm đối tượng tại các Trung tâm thuộc Hội: Hội đang tiếp tục vận động và thành lập các Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo và Trung tâm TVPL và TGPL cho người nghèo tại các tỉnh/thành phố theo các khu vực Bắc, Trung và Nam nhằm hỗ trợ và tăng cường hoạt động thông tin, tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích của người nghèo, các nhóm đối tượng chính sách và người có công, người yếu thế trong xã hội tại các tỉnh: Hà Giang, Hải Dương, Lào Cai, Bắc Cạn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang; theo dõi việc thực hiện vụ việc của các Trung tâm TGPL thuộc Hội cung cấp dịch vụ tư vấn và TGPL để có sự so sánh và đánh giá mức độ và yêu cầu cần hỗ trợ ở các khu vực và theo địa bàn Bắc, Trung, Nam, các vùng miền núi, miền biển, vùng đồng bằng; Theo dõi nhu cầu tư vấn pháp luật và TGPL của các nhóm đối tượng được cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm: người nghèo, gia đình liệt sỹ và người có công, người dân tộc thiểu số, lao động di cư, lao động giúp việc, nông dân, phụ nữ và trẻ em gái, nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của dioxin, người đồng tính, nạn nhân bị bạo lực tình dục,… ; tiếp tục đa dạng hóa về phương thức và tiếp cận các đơn vị phối hợp để tiếp nhận đối tượng, thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện pháp lý, kiến nghị, hòa giải, … tại trụ sở của Trung tâm trực thuộc Hội tại các Trung tâm TVPL và TGPL thuộc Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo tại các tỉnh/thành phố; Hội sẽ tăng cường hoạt động TGPL lưu động tại các vùng xa, vùng khó khăn, miền núi và tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt pháp luật cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ TGPL cho các đối tượng đặc thù tại các Trung tâm.

Về truyền thông: Hội xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là thông tin, truyền thông cho người dân hiểu và thực hiện, được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, bảo trợ tư pháp. Hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng đề phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật, đường lối chính sách của nhà nước, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật; Xây dựng trang thông tin điện tử, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật mới, các quy định hiện hành, các thông tin về chính sách, chiến lược cải cách tư pháp, các vụ việc cần trao đổi thảo luận; xây dựng và ấn hành Tạp chí Vì người nghèo. Đây là diễn đàn công khai, tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ tư vấn và bảo trợ tư pháp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Soạn thảo, phát hành tờ gấp pháp luật (các quy định của pháp luật liên quan đến các quyền, các chính sách ưu đãi cho phụ nữ, người dân tộc thiểu số, người lao động, các đối tượng yếu thế khác và các hình thức trợ giúp pháp lý cho họ)

          Tài chính cho các hoạt động của Hội: Hội sẽ tăng cường hợp tác và tìm kiếm đối tác, nhà tài trợ, các doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí tại các Trung tâm TVPL và TGPL  cho người nghèo thuộc Hội và các hoạt động của Hội nói chung; Xây dựng mạng lưới cộng tác và hợp tác với các Trung tâm TGPL nhà nước, các Văn phòng luật sư, các tổ chức Hội nông dân, phụ nữ, công đoàn, cựu chiến binh, thanh niên,… tại các tỉnh. Nâng cao năng lực cho các thành viên Hội trong các hoạt động huy động tài trợ và tham gia của các tổ chức, đối tác trong nước và nước ngoài cho Hội về hỗ trợ tư pháp cho người nghèo ở Việt Nam trên cơ sở minh bạch, công khai và phù hợp về hình thức.

          Tham gia hoạt động đoàn thể: Tăng cường hoạt động của Chi bộ Đảng tại Trung ương Hội, lồng ghép hoạt động chuyên môn với sinh hoạt Chi bộ; tích cực tổ chức nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng để vận dụng, thiết thực xây dựng Hội vững mạnh, phát triển Đảng viên trẻ, làm tốt công tác của Chi bộ cơ sở; tiếp tục phát động phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xin gia nhập làm thành viên Trung ương MTTQ Việt Nam và tham gia các đề tài nghiên cứu của địa phương và của Mặt trận về vai trò của Hội trong công tác tư pháp và xây dựng cộng đồng. Thành lập tổ Công đoàn, Đoàn thanh niên và các sinh hoạt văn hóa, thể thao thường xuyên cho nhân viên, hội viên và cộng tác viên tại Văn phòng Hội. Đồng thời làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để thu hút và khuyến khích những người có tâm huyết và phẩm chất, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm tham gia công tác Hội./.


 


 

(Nguồn: )
CÁC TIN KHÁC:
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về phối hợp trong công tác bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Hội Bảo trợ tư pháp luôn đồng hành cùng người dân (9/1/2013)
Sự đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội với Hội Bảo trợ tư pháp trong việc trợ giúp pháp lý miễn phí (9/1/2013)
Đồng hành thiết thực của các Doanh nghiệp trong các hoạt động của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (9/1/2013)
Sự đồng hành của cơ quan truyền thông và báo chí trong bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam. (9/1/2013)
Tăng cường sự phối hợp chất lượng và hiệu quả của các cơ quan bảo vệ pháp luật với Hội Bảo trợ tư pháp (9/1/2013)
Sự đồng hành của tổ chức luật sư với Hội Bảo trợ tư pháp trong công tác trợ giúp pháp lý (9/1/2013)
Hội nghị về phối hợp trong công tác Bảo trợ tư pháp (27/12/2012)
Quyết định thành lập trung tâm tư vấn cho người nghèo , người dân tộc và gia đình liệt sĩ khu vực MIền Trung-Tây nguyên (1/8/2012)
Thông báo về cuộc họp của hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (19/6/2012)
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (25/11/2011)
Đại hội lần thứ nhất Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (4/10/2011)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design