DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 48
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Quyền tiếp cận thông tin của trẻ em phải vì sự lợi ích tốt nhất của trẻ em

Sáng (10/9), tính khả thi của quyền tiếp cận thông tin (TCTT) và quyền lập Hội của trẻ em (TE) đã được các chuyên gia mổ xẻ để tìm giải pháp đảm bảo theo Luật TCTT và Luật về Hội tại “Diễn đàn về các nội dung liên quan đến TE trong Luật và Luật về Hội”.
Diễn đàn do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp tổ chức.
Từ quan điểm, trẻ em phải được coi là một chủ thể đặc biệt trong việc tiếp cận thông tin; thông tin cung cấp cho trẻ em phải đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể tiếp cận được và phù hợp với khả năng hiểu biết và độ tuổi của trẻ em, LS.Nguyễn Hưng Quang cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận của trẻ em với các thông tin cần thiết cho sự sống còn, sự phát triển, cũng như khả năng tham gia một cách có ý nghĩa trong xã hội của trẻ em. 
Bên cạnh đó, bà Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng nhấn mạnh, “cần đứng về phía TE để đảm bảo tôn trọng sự phát triển toàn diện, vì lợi ích tốt nhất và không phân biệt đối xử với TE” và Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các thông tin cung cấp cho trẻ em phải đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp cận và dễ hiểu với mọi trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Tương tự, Luật gia Lê Thế Nhân đánh giá dự thảo Luật về Hội vẫn thiếu cơ chế đảm bảo quyền tự do thành lập, tham gia hội nhóm và hội họp hoà bình của trẻ em. Theo luật gia, quy định tại dự thảo khó phát huy được tính “xã hội” của các tổ chức hội, cũng như tiếng nói tập thể của mọi người dân, kể cả trẻ em. 
Vì vậy, dự thảo Luật cần được xây dựng trên quan điểm bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do hội họp và lập hội của mọi người dân, trong đó cần khuyến khích quyền tự do lựa chọn hay tôn trọng sự đa dạng việc lập hội của trẻ em…
(Nguồn: baophapluat.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Dự thảo Luật Phí và lệ phí từ góc nhìn chuyên gia (23/9/2015)
Miễn xử phạt lao động cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước (23/9/2015)
Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (23/9/2015)
Người Việt được cấp giấy phép lái xe quốc tế từ tháng 10 (23/9/2015)
Quy định mới về bảo hiểm hưu trí (23/9/2015)
MTTQ là mái nhà chung để các tôn giáo cùng phát triển (23/9/2015)
Dự thảo BLDS sửa đổi: Tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường (23/9/2015)
Bảo hiểm y tế thu mỗi học sinh hơn 400.000 đồng một năm (23/9/2015)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2015 (23/9/2015)
Vợ hoặc chồng chuyển giới thì tính sao? (23/9/2015)
Trợ cấp với TNXP: Thực hiện sớm nhất và không thấp hơn đối tượng khác (23/9/2015)
Thừa phát lại khẳng định năng lực trong tống đạt văn bản (23/9/2015)
Lần đầu bàn luật Tín ngưỡng, tôn giáo (23/9/2015)
Hoạt động của Thừa phát lại: Sức lan tỏa đã ra ngoài phạm vi thí điểm (23/9/2015)
Cần Thơ: Hiệu quả từ “Quán cà phê pháp luật” (23/9/2015)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design