DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 60
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát VBQPPL tiếp tục là công tác trọng tâm

Ngày 10/5/2021, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 78/BC-BTP báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.
     Về kết quả đạt được:
     Trong công tác kiểm tra văn bản, theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, năm 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 14.276 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); phát hiện, kết luận, xử lý đối với 340 văn bản có quy định sai về nội dung, thẩm quyền ban hành và 58 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Trong đó, riêng Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) đã kiểm tra 5.161 văn bản (gồm 459 văn bản của các bộ, cơ quan ngang bộ, 4.702 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh); phát hiện và kết luận xử lý đối với 68 văn bản (gồm 06 văn bản của cơ quan cấp bộ và 62 văn bản của chính quyền cấp tỉnh).
     Trong công tác rà soát văn bản QPPL, cả nước đã thực hiện rà soát 33.711 văn bản trong tổng số 34.515 văn bản cần phảỉ rà soát (trong đó các cơ quan cấp bộ rà soát được 9.327/9.335 văn bản, đạt 99,91%; các địa phương rà soát được 24.384/25.180 văn bản, đạt 96.8%); qua đó đã xử lý 4.735 văn bản QPPL hết hiệu lực, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. Riêng đối với văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 215 văn bản và bãi bỏ một phần 02 không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ xác định hết hiệu lực. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó với những tác động do dịch Covid-19 gây ra, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định pháp luật, xây dựng Báo cáo số 184/BC-BTP-m ngày 14/4/2020 của Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề xuất nhiều nội dung về hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật, từ giải pháp ưu tiên thực hiện ngay đến những giải pháp mang tính lâu dài, nhằm bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
     Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 ban hành “Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ” và Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL (do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng), các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức liên quan và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tích cực, tập trung nguồn lực tổ chức rà soát 8.779 văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước do các cơ quan trung ương ban hành để phát hiện, xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, hạn chế sự phát triển, trong đó trọng tâm là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh; qua đó kịp thời tham mưu, đề xuất Quốc hội, Chính phủ các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Trên cơ sở rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ và Tổ công tác, Bộ Tư pháp đã chủ trì tổng hợp, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Báo cáo số 442/BC-CP ngày 01/10/2020 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả rà soát văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước (trong đó xác định 60 nội dung quy định trong 76 văn bản được nhận định là có bất cập, không còn phù hợp thực tiễn; 15 nội dung quy định trong 27 văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo). Căn cứ kết quả rà soát tại Báo cáo số 442/BC-CP, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới theo Báo cáo số 442/BC-CP. 
     Trong công tác hệ thống hóa văn bản QPPL, thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại”, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hệ thống hóa quy định pháp luật về hợp đồng, làm cơ sở để rà soát, đánh giá, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại. Kết quả đã xác định, hệ thống hóa 306 văn bản QPPL có chứa quy định về hợp đồng đang còn hiệu lực tính đến ngày 31/5/2020 (bao gồm 56 luật, bộ luật; 111 nghị định; 04 quyết định; 135 thông tư, thông tư liên tịch) được quy định trong 1854 điều luật thuộc 13 lĩnh vực pháp luật là: Công thương; kế hoạch và đầu tư; ngân hàng; giao thông vận tải; tài chính; tài nguyên - môi trường; xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản; nông nghiệp và phát triển nông thôn; khoa học và công nghệ; lao động; giáo dục; văn hóa, thể thao và du lịch; dân sự.
     Đánh giá chung:
     Trong năm 2020, với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Bộ Tư pháp, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của cả nước tiếp tục chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả. Nhiều cơ quan đã quan tâm bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo quy định, chú trọng công tác kiểm tra, rà soát văn bản theo lĩnh vực, địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp, qua đó khắc phục sai sót, bất cập, hạn chế, hoàn thiện pháp luật, tạo môi trường pháp lý phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (tiêu biểu như:  Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo; UBND các tỉnh, thành phố:  Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Sơn La…)                        
     Việc xử lý văn bản trái pháp luật đã được thực hiện ngày càng nghiêm túc, hiệu quả hơn. Phần lớn văn bản trái pháp luật sau khi đã được tự phát hiện hoặc do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện, kết luận đều được cơ quan ban hành có phương án xử lý kịp thời. Đối với 38 văn bản có quy định trái pháp luật tồn đọng trước năm 2020 đã được cơ bản xử lý, hiện còn 07 văn bản đang cần tiếp tục được xử lý. Việc tập trung xử lý văn bản trái pháp luật đã hạn chế, ngăn ngừa được tác động tiêu cực đến xã hội do văn bản trái pháp luật gây ra, đồng thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan cấp bộ, chính quyền địa phương trong xây dựng, thực thi pháp luật.     
     Với sự chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và vai trò đầu mối, tham mưu tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ đã tích cực, chủ động triển khai có chất lượng, hiệu quả cao nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước theo Kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành (với gần 8.800 văn bản được rà soát), trong đó trọng tâm là quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đây là đợt rà soát có tính toàn diện, hệ thống, chuyên sâu nhất từ trước đến nay đối với văn bản QPPL của các cơ quan trung ương. Qua đó đã phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản QPPL do các cơ quan trung ương ban hành góp phần giải phóng nguồn lực, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.
      Công tác quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL và công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền của Bộ Tư pháp tiếp tục được tập trung thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn ban hành văn bản QPPL của các cơ quan cấp bộ, địa phương; đảm bảo sự chủ động của Bộ trong phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Năm 2020, Bộ Tư pháp đã kiểm tra theo chuyên đề đối với các văn bản QPPL trong lĩnh vực giá do các cơ quan cấp bộ và chính quyền địa phương cấp tỉnh ban hành, qua đó đã phát hiện, kiến nghị xử lý nhiều văn bản có quy định trái pháp luật, không phù hợp, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của nhà nước trong lĩnh vực này.
      Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế là: Tại một số cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh, việc phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp còn chưa kịp thời. Vẫn còn các trường hợp văn bản có quy định trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận, kiến nghị xử lý nhưng cơ quan ban hành chậm xử lý, tiềm ẩn tác động tiêu cực đến xã hội. Trong việc báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản hàng năm, nhiều cơ quan chưa thực hiện đúng quy định về việc gửi danh mục văn bản trái pháp luật đã phát hiện qua công tác kiểm tra, tình hình xử lý và biểu báo cáo thống kê chính thức (của năm báo cáo) về kết quả kiểm tra, rà soát văn bản đến Bộ Tư pháp, gây trở ngại cho công tác tổng hợp theo dõi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tại nhiều địa phương, công tác cập nhật, triển khai thực hiện các quy định pháp luật của cơ quan trung ương có lúc còn chưa kịp thời; việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định do cấp có thẩm quyền của địa phương đã ban hành trước đây để phù hợp với văn bản của trung ương trong một số trường hợp còn gặp khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong quản lý nhà nước.
     Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021:
     Căn cứ thực tiễn công tác, yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật để phục vụ sự phát triển của đất nước, Báo cáo số 78/BC-BTP ngày 10/5/2021 của Bộ Tư pháp xác định phương hướng, nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2021 như sau:
     1. Các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh xác định việc nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tiếp tục là công tác trọng tâm, ưu tiên nguồn lực thực hiện; gắn với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản QPPL theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ về phiên họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, nhất là trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công tác xây dựng pháp luật.
     Quán triệt, thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản; chú trọng việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để kịp thời giải quyết, chấn chỉnh vướng mắc, bất cập, hạn chế.
     Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản theo lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, giai đoạn 2021-2026 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực; kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý triệt để các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển, nhất là những trường hợp có quy định tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, xã hội. Thực hiện nghiêm việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật theo quy định.
      2. Đề cao tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ban hành văn bản và xử lý văn bản trái pháp luật. Tăng cường vai trò đầu mối tham mưu, tổ chức thực hiện của tổ chức pháp chế cơ quan cấp bộ, Sở Tư pháp cấp tỉnh và sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; gắn kết các hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật.
     3. Quan tâm củng cố, bố trí các nguồn lực, nâng cao năng lực và chế độ, chính sách cho công chức làm công tác xây dựng pháp luật nói chung, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL nói riêng gắn với việc đổi mới cách thức tổ chức công việc để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các công tác này. Tăng cường cơ chế, phương thức tiếp nhận, xử lý các thông tin báo chí, dư luận, người dân, doanh nghiệp phản ánh về văn bản QPPL trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp.
     4. Các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục tham mưu, phối hợp thực hiện hiệu quả việc rà soát văn bản QPPL theo Kế hoạch hoạt động năm 2021 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL; tập trung thực hiện việc xử lý văn bản trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước trong năm 2020 (tại Báo cáo số 442/BC-CP ngày 01/10/2020 của Chính phủ trình Quốc hội) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
      5. Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, nhất là các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/chi-dao-dieu-hanh.aspx?ItemID=3131)
CÁC TIN KHÁC:
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2021 (17/3/2021)
HỘI THẢO GÓP Ý TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG CÁC VỤ VIỆC HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VÀ ĐẤT ĐAI (25/2/2021)
Hội nghị triển khai công tác trợ giúp pháp lý năm 2021 (1/2/2021)
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở tại cơ quan Bộ Tư pháp (19/1/2021)
Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, phối hợp (19/1/2021)
Bồi thường nhà nước góp phần nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ (19/1/2021)
Khánh Hòa: Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2021 (18/1/2021)
Hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp năm 2020: Chủ động, sáng tạo, trách nhiệm và hiệu quả (11/1/2021)
Tiếp tục đổi mới nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện các phong trào thi đua (11/1/2021)
Hội thảo tham vấn Báo cáo nghiên cứu “Bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện các quy định của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị” (11/1/2021)
Tổng cục THADS tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về nghiệp vụ THADS, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (6/1/2021)
Tổng cục THADS tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong THADS và phá sản doanh nghiệp (6/1/2021)
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ (6/1/2021)
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 (4/1/2021)
Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án (4/1/2021)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design