DANH BẠ PHÁP LÝ
thu tuc TGPL
Cong bao chinh phu
Cong chung
mau van ban
Tra cuu van ban luat mien phi
Luat su Dong Nam A
Khách online: 80
Lượt khách: 1
Tìm kiếm tin tức

Hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, pháp luật hiện hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt đầu ca làm việc. Thời điểm bắt đầu ca làm việc do doanh nghiệp quy định trong nội quy lao động.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng (TP. Hải Phòng) về thời giờ làm việc, thời gian giờ nghỉ ngơi đối với người lao động như sau:

Thuật ngữ “Làm việc liên tục 8 giờ” được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian (bao gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời giờ làm việc).

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động thì nghỉ trong giờ làm việc được áp dụng khi tổ chức làm việc trong ca liên tục (3 ca, mỗi ca 8 giờ; 4 ca, mỗi ca 6 giờ).

Về thời gian bắt đầu và kết thúc của ca sáng, ca chiều: Pháp luật hiện hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt đầu ca làm việc. Thời điểm bắt đầu ca làm việc do doanh nghiệp quy định trong nội quy lao động.

Về trường hợp cụ thể của Công ty nêu, Công ty bố trí ca sản xuất mới thành 2 ca: Ca 1 từ 6 giờ đến 15 giờ, ca 2 từ 11 giờ đến 20 giờ, nghỉ giải lao 1 giờ không tính vào giờ làm việc là đúng với quy định của Bộ luật Lao động 2012.

Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc.

(Nguồn: chinhphu.vn)
CÁC TIN KHÁC:
Hướng dẫn chính sách tài chính đặc thù đối với cty nông, lâm nghiệp sau đổi mới (18/6/2015)
Luật sư tâm huyết với nghề - giúp người nghèo khó! (20/9/2013)
Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý – Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị về tổ chức chỉ đạo hoạt động sau 5 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý (13/9/2013)
Một số mô hình hoạt động trợ giúp pháp lý ở Việt Nam (28/1/2013)
Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân và giải pháp của hiện tượng bạo lực gia đình (22/1/2013)
Người được trợ giúp pháp lý (30/9/2011)
Thủ tục ghi chú việc nhận cha mẹ, con (13/9/2011)
Thủ tục đăng ký việc giám hộ có yếu tố nước ngoài (13/9/2011)
Thủ tục ghi chú kết hôn (13/9/2011)
Hồ sơ thủ tục kết hôn có yếu tố nước noài (13/9/2011)
Thủ tục ghi chú việc sinh (13/9/2011)
Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (13/9/2011)
Thủ tục đăng ký lại việc kết hôn - yếu tố nước ngoài (13/9/2011)
Thủ tục đăng kí khai tử (13/9/2011)
Hướng dẫn cấp lại bản chính giấy khai sinh (13/9/2011)
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ Hỗ trợ
Hỗ trợ quản trị website Hỗ trợ quản trị website
Văn phòng TƯ Hội Văn phòng TƯ Hội
Tuyển chọn tư vấn cho hoạt động 6.3.1.2
Hòa giải ở cơ sở: Cần sửa đổi để tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam tổ chức Đại hội lần 2 - Nhiệm kỳ 2017 - 2022
Thủ tục hưởng di sản thừa kế
Thủ tục xóa án tích sẽ bớt gian nan, phức tạp?
Danh bạ các trung tâm Trợ giúp pháp lý
danh ba luat su
Trong tai thuong mai viet nam
Hệ thống văn bản QPPL
mau van ban
sealaw
điểm tin
 
© 2010 - 2011 HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 20, Ngõ 80, Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội - Hotline: 04.37154286
Điện thoại: 04.37154286 - Fax: 04.37154286 - Email: baotrotuphapvn@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi TTC Design